SƯU TẦM ĐỒ GỖ CỔ, ĐỒ GỖ XƯA CÁC BẠN CẦN LƯU Ý
SƯU TẦM ĐỒ GỖ CỔ. Bài viết này mình xin chia sẻ một số lưu ý khi mua đồ gỗ cổ, gỗ xưa mà mình chắt lọc được trong những năm đi sưu tầm. Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp các. Bạn yên têm hơn trong việc lựa chọn những món đồ mà mình thích và rất mong nhận được những phản hồi. Góp ý của mọi người để bài viết và kiến thức của mình được hoàn thiện hơn.
Chất Gỗ :
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn , đúng như vậy , từ ngày xưa khi dựng đồ các cụ đã rất chú trọng đến việc sự dụng loại gỗ gì. Đồ gỗ cổ, đồ gỗ xưa luôn được làm từ các loại gỗ trong nhóm 1 và nhóm đặc biệt quý hiếm như. : Sưa – Trắc – Cẩm – Gụ Mật – Lim – Hương – Mun – Gỗ Đỏ .
Nếu các Bạn đi sưu tầm mà gặp những món đồ làm bằng các loại gỗ nhóm khác. Gỗ tạp như : muồng , tràm , trai , sến , táu thì Bạn lên cân nhắc kĩ xem có lên mua hay không. Có thể là đồ giả cổ hoặc đồ của thợ tay ngang – thường có giá trị không cao.
Về chất gỗ thì các Bạn phải quan tâm đặc biệt đến ten gỗ.: Là màu của gỗ , đồ gỗ cổ , gỗ xưa thì phải có ten thời gian và xuống màu. Nhìn kĩ mặt trên và so sánh với các sản phẩm sâu tuổi mà mình đã được ngắm. VÀ dùng đèn pin chiếu xuống gầm để nhìn kĩ khe kẽ xem đã xuống màu hết chưa. Vì đồ giả cổ thường sẽ có sai xót ở dưới gầm.
Kiểu Dáng: Càng Lạ & Đẹp – Giá Trị Càng Cao .
Đồ Gỗ cổ cũng như đồ cổ, ai chơi cũng muốn hàng của mình là độc, đẹp và ít bị đụng hàng vì thế các quý vật làm từ gỗ mà có kiểu dáng lạ, dáng độc thì luôn có giá trị cao hơn rất nhiều .
Và những món đồ mới làm theo mẫu cổ mà không đạt yêu cầu thì giá trị rất thấp, điển hình như bộ Luois gỗ này, cho dù có đánh màu giả cổ giỏi cỡ nào nhưng với kiểu dáng thô và nét chạm xấu này thì nhận ra ngay là đồ giả cổ, thợ tay ngang làm .
Dáng Lạ – Dáng độc: Nhưng phải theo các nguyên tắc cơ bản của lối đồ hay dòng đồ đó. Như đồ tàu thì không thể chạm hoa lá tây, chạm tiếng Lating và đồ tây thì. Không thể chạm rồng, chạm chữ Hán vào. Một ví dụ điển hình như Tủ Luois gỗ Trắc chủ nhà cam kết chuẩn cổ – hơn 100 năm. Mình nhìn ten gỗ chưa già đồ, hoa văn đục chạm thì lại thấy có chạm Dơi Ngậm Đồng Tiền. ( Phúc ngậm kim tiền ) ở góc tủ , mình nói là đồ lai căng – không chuẩn cổ – thì chủ nhà mới chịu thua.
Dưới đây là các mẫu hoa lá tiêu biểu của Đồ Tây:
Các mẫu hoa lá tiêu biểu của đồ Tàu :
Ngoài các Hoa Lá tiêu biểu thì còn các Linh Vật Đại Diện rất rõ cho dòng đồ Tàu như.: Rồng Phượng – Chuột – Dơi – Hạc – Vịt ,…..
Nhớ Các Đặc Điểm Của Đồ Gỗ Cổ , Đồ Gỗ Xưa:
Dưới đây là các đặc điểm nhận biết đồ tàu, đồ xưa. Đồ của các nghệ nhân làm kĩ mà những người làm giả cổ ít khi làm được :
Đá Ở Mặt Ghế Luôn Miết Cạnh Cho Tròn. Không Cắt Vuông, Đồ Giả Cổ Thường Không Làm Chuẩn